Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Giới thiệu các vườn sinh thái tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 

Thành phố Hồ Chí Mính có diện tích đất nông nghiệp 114.580 ha (chiếm khoảng 54,68% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 66.000 ha, chủ yếu tại 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

 

Nông nghiệp thành phố chỉ chiếm khoảng 0,8% trên tổng GRDP của thành phố nhưng có vai trò quan trọng khoảng 1,7 triệu người dân sinh sống tại 5 huyện ngoại thành. Nhiều năm qua, xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư và có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện. Nhờ vậy, nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 

 

Giá trị 01 hécta đất sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 502 triệu đồng/ha/năm 2018 (tăng 11,5% so năm 2017: 450 triệu đồng/ha). Thu nhập của người dân nông thôn vùng ngoại thành tăng từ 49,18 triệu đồng/người/năm 2017 lên 54,7 triệu đồng/người/năm 2018. Nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học kết hợp du lịch sinh thái, dịch vụ. Trong đó hoa, cây kiểng là 1 trong 6 sản phẩm chủ lực của nông nghiệp thành phố.

 

Năm 2018, khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 7 triệu lượt khách, dự báo đến năm 2020 khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 10 triệu lượt khách. Đây chính là thế mạnh cho các nhà vườn nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát triển vườn trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng cho khách du lịch. Đồng thời để các nhà vườn tiếp tục phát huy hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giới thiệu một số vườn sinh thái tiêu biểu như sau:

 

1. BẢO TÀNG ÁO DÀI

(206/19/30 Long Phước, phường Long Phước, Quận 9)

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/01/2014. Bảo tàng Áo Dài là nơi trưng bày câu chuyện về chiếc Áo Dài Việt Nam suốt chiều dài lịch sử đất nước. Bảo tàng như một cơ sở dữ liệu hiếm có tập hợp những hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý báu về Áo Dài. Đồng thời tập trung quảng bá di sản Áo Dài đến công chúng, biểu tượng gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, cũng như đời sống xã hội và tinh thần người Việt. Tọa lạc trên cù lao Phường Long Phước, Quận 9, trong quần thể không gian thiên nhiên rộng mở 20.000 m2 đầy thơ mộng phảng phất màu sắc thiền tịnh. Kiến trúc Bảo tàng là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách nhà rường xưa Quảng Nam với dấu ấn truyền thống đặc trưng vùng miền Tây sông nước. Nơi đây còn là trung tâm tổ chức các sự kiện, hội thảo khoa học chuyên đề cùng những hoạt động giao lưu văn hoá nổi bật. Bảo tàng Áo Dài là điểm đến cho những ai có mong muốn khám phá, trải nghiệm về con  người và nét đẹ

Từng được khởi xướng xây dựng từ ý tưởng của hoạ sĩ - nhà thiết kế Sĩ Hoàng. Bảo tàng Áo Dài là công trình văn hoá thuộc quản lý của Công ty Cổ Phần đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu ấn Sài Gòn.

 

2. NHÀ VƯỜN CỔ GIA QUÝ

 

(850 Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè)

Cách trung tâm thành phố khoảng 20km hướng về cuối huyện Nhà Bè, Nhà vườn Cổ Gia Quý có kiến trúc lạ chưa từng thấy ở Sài Gòn. Cổ Gia Quý tự hào không chỉ tạo nên 1 công trình kiến trúc độc đáo mà còn vì nhiều ý nghĩa lịch sử khác, cồng trình nhắc nhớ một thời xa xưa của kinh thành, đã xây dựng thành trì chỉ bằng đá ong với vôi vữa trộn đường, cho đến bây giờ dù đã trải qua bao thế kỷ, đá ong vẫn cứ trường tồn với thời gian.

Tạo nên Cổ Gia Quý là hơn 100.000 viên đá ong, Ông Trần Phước Tuấn - chủ nhân Cổ Gia Quý đã không ngần ngại đầu tư khai thác, vận chuyển miệt mài từng chuyến xe, ròng rã gần 3 năm trời, trải qua quãng đường hơn 1.500 km từ vùng đất kho cằn sỏi đá Miền Trung (Bình Định) về đến nơi đây. Từng phiến đá ong thô sơ ban đầu, qua bàn tay trau chuốt của nghệ nhân chỉ với những công cụ thô sơ như búa, rìu, đục, ngày từng ngày đẽo gọt để tạo ra những viên đá ong với nhiều hình dáng khác nhau phù hợp với công trình kiến trúc vòm, mái, nền, tường đá…vô cùng độc đáo.

Cổ Gia Quý mang ý nghĩa đặc biệt nhất vì đã tái dựng một gian “NHÀ CỔ GỖ QÚY HIẾM” có lịch sử từ thế kỷ 18, thời vua Nguyễn Huệ - Quang Trung của vùng đất Tây Sơn – Bình Định. Gian nhà cổ đã hơn 200 tuổi vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn trải qua mấy đời gìn giữ để lưu lại đến hôm nay cho hậu thế. Đến Cổ Gia Quý trong không gian thiên nhiên, các tường vách bằng đá ong, cổng tam quan, hồ nước, cây cỏ xanh mướt … Đây chính là một trải nghiệm thú vị  tạo nên một cảm xúc thật kỳ thú. Trong không gian ấy, du khách đến vườn có cảm giác như đang dùng bữa tại nhà người thân ở tận miền Trung xa xôi. Ngoài ra, món gà nướng truyền thống hương vị miền Trung, ăn kèm cơm cháy giòn tan và món xôi nghệ lòng gà vàng ươm cũng khiến buổi “phiêu lưu ẩm thực” thêm trọn vẹn….

 

 

3. VƯỜN KIỂNG TRỊNH MINH TÂN

(Ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi)

Được sinh ra tại vùng đất Cái Mơn nơi có truyền thống về sản xuất cây ăn trái và hoa kiểng. Từ nhỏ Ông Trịnh Minh Tân có một đam mê hoa cây kiểng kỳ lạ, gặp cây nào lạ là đem về trồng và có khi chong đèn ngồi ngằm cả đêm, rồi có người mua về thành phố bán, nhu cầu ngày một tăng, ông lại suy nghĩ tại sao mình không lên thành phố mua bán cây kiểng. Thế là năm 1985 ông “khăn gói” lên Sài Gòn lập nghiệp mua bán kiểng. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn như chi phí mặt bằng và sinh hoạt cao, giống cây bán chưa phong phú nên hầu như gia đình kiệt quệ phải đi vay mượn bạn bè. “Cầm cự” đến được đến 3 năm sau (1988), may mắn là có 01 người Singapore tìm đến mua kiểng cổ và kiểng bonsai dạng phôi, họ hướng dẫn ông làm theo kỹ thuật của họ và tặng ông dụng cụ cắt tỉa và sách kỹ thuật bonsai. Từ đó giúp ông tích lũy thêm kinh nghiệm và được đi singapore, Thái Lan, Trung Quốc trong những dịp triển lãm bonsai.

Trong những năm sau đó với  nhu cầu cây kiểng bonsai rất lớn, năm 1996 ông quyết định mua 2ha đất ở Củ Chi – nơi có điều kiện môi trường thích nghi cây bonsai để sản xuất. Những chủng loại cây ông chọn là Nguyệt Quế, cần thăng, mai chiếu thủy, sanh, si… phục vụ thị trường nội địa. Sau 03 năm trồng thì đã thu hồi vốn và có lợi nhuận, mỗi năm đạt trên 500 triệu đồng, ông lại đầu tư thêm 03ha đất và trồng thêm các loại cây thích hợp với vùng đất Củ Chi như Mai chiếu thủy, Vạn niên tùng…

 

Ông tham gia Hội Nông dân xã Tân Phú Trung năm 2002 và được hỗ trợ học tập nâng cao tay nghề, sinh hoạt thường với các nông dân cùng ngành nghề để trao đổi kinh nghiệm, ông tích lũy được một số lượng lớn cây kiểng các loại và đầu tư thêm cây quất cảnh của miền Bắc và cây này đã dần thích nghi với khí hậu miền Nam đến nay đã đạt kết quả tốt, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình. Đến năm 2005 ông và một số nông dân thành lập Câu lạc bộ nông sản hoa cảnh để sinh hoạt hàng tháng cùng với hội nông dân huyện tổ chức nhiều phiên chợ hoa cảnh … và được giao trách nhiệm dạy nghề hoa cây kiểng cho nông dân đến nay.

Nhờ biết cách chăm sóc vườn, doanh thu nhà tôi hiện đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Với thành quả như vậy, ông đã mạnh dạn tham gia Hội thi Vườn sinh thái đẹp do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức đến nay đã 3 lần tham gia. Qua hội thi ông đã cố gắng cải tạo vườn cho đẹp hơn, có hệ thống tưới phun cho vườn phù hợp với tiêu chí xanh – sạch – đẹp và đem lại lợi nhuận cao cho vườn.

 

4. KHU DU LỊCH VILLA H20

(1/4C Đặng Thúc Vịnh, Ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn)

Cách trung tâm thành phố 18km, Khu Du lịch Villa H20 có diện tích gần 2.5 hécta là tổ hợp vui chơi giải trí sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp bao gồm: hệ thống nhà hàng - khách sạn, bar cafe, hồ bơi, sân tennis, bóng chuyền bãi biển, karaoke, câu cá giải trí, khu cắm trại dã ngoại, chèo thuyền trên sông…

 

Khu Du lịch Villa H20 thu hút khách hơn cả chính là khu yến tiệc và hội nghị gồm các nhà cổ, nhà hàng thủy tạ nằm xen lẫn hồ bơi, hồ cá, thác nước, có sức chứa đến 500 khách để tổ chức tiệc cưới hỏi, liên hoan sinh nhật… Hệ thống nhà nghỉ được xây dựng theo phong cách bungalow nhà vườn, tạo cho du khách cảm giác tuyệt vời trong sự giao hòa với thiên nhiên. Khi đến đây du khách sẽ cảm nhận rõ rệt không gian sống đặc trưng của người Nam bộ.

 

5. VƯỜN XOÀI BÀ TRANG THỊ LỆ

 

(Tổ 3, Ấp Long Thạnh, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ

Là nông dân ngoại thành, nhưng bà Lệ thích tìm tòi, học hỏi những kiến thức  nông nghiệp thông qua tài liệu khuyến nông, sách, báo, tivi…. Bà thường xuyên trao đổi kinh nghiệm từ những người đi trước và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông Cần Giờ tổ chức … để từ đó rút kinh nghiệm cho mình trong sản xuất. Khu vườn có hơn 6.000m2, chủ yếu trồng xoài thu hoạch trái vụ. Hằng năm với 4 - 6 tấn xoài, đem lại thu nhập 50 - 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình còn kết hợp tổ chức đón khách đến tham quan vườn để tăng thu nhập.

 

 

Nhận biết được sự lợi ích của việc bảo vệ môi trường, bà Lệ thường xuyên thu dọn, chăm sóc làm vệ sinh cây để khu vườn luôn sạch sẽ, đẹp đẽ, có không gian mát mẻ và tạo cảnh quan môi trường tốt phục vụ du lịch. Nhờ vậy, vườn luôn đạt giải trong các lần tham gia hội thi “Vườn sinh thái đẹp”.

6. CỤM VƯỜN SINH THÁI XÃ TRUNG AN, HUYỆN CỦ CHI

Trung An là xã có phân nữa diện tích tự nhiên ranh giới được bao bọc bởi hệ thống sông Sài Gòn. Phía Tây giáp tỉnh lộ 15, phía Nam giáp tỉnh lộ 8, hướng Đông và Bắc được bao bọc bởi hệ thống sông Sài Gòn nên nước ngọt quanh năm. Hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng, giao thông nông thôn thuận lợi. Sau ngày giải phóng nông dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào cây lúa và mía. Đến năm 1979 – 1980, họ đã mạnh dạn trồng một số cây ăn quả như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, dâu và một số cây khác. Lúc đầu giá cả rất thấp, có lúc chôm chôm 1.000đ/kg trừ công hái ra vườn chẳng còn gì. Tuy khó khăn như thế nhưng các chủ hộ vẫn kiên trì chăm sóc vườn cây tươi tốt, mát mẻ. Đến năm 2000 – 2001, vườn cây ấp An Hòa, xã Trung An đã được du khách từ Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh biết đến nhiều hơn và đó bắt đầu hình thành địa điểm vui chơi, giải trí. Khách du lịch vào vườn được vui chơi, ăn trái cây chỉ với giá bằng 4kg chôm chôm theo thời điểm.

Những năm gần đây khách du lịch đến ngày một đông làm cho bộ mặt của vườn cây náo nhiệt hẳn lên. Hiện nay các chủ hộ đã liên kết thành cụm vườn sinh thái, tập trung tại 2 ấp Bốn Phú và An Hòa của xã Trung An, diện tích 35ha, với 75hộ, bình quân mỗi hộ canh tác 0,4 ha. Chủng loại cây trồng trong vườn bao gồm chôm chôm, dâu, măng cụt, sầu riêng, xoài…

 

Năm 2008 cụm vườn sinh thái thành lập tổ sản xuất kinh doanh cây ăn trái kết hợp du lịch vườn có 45 hộ tham gia diện tích 36,5ha, ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện tổ.  Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn),... Tổ sản xuất bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu hút được nhiều hộ ngoài tổ tham gia.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), đúng vào mùa vườn cây cho trái du khách từ khắp nơi đổ về vườn sinh thái Trung An để tận hưởng không khí trong lành mát mẻ của đồng quê, ăn trái cây tươi miệt vườn. Vào thời điểm này thu nhập của các hộ trong cụm vườn sinh thái khá cao từ dịch vụ du lịch.

Giới thiệu các vườn sinh thái tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  Thành phố Hồ Chí Mính có diện tích đất nông nghiệp 114.580 ha (chiếm khoảng 54,68% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất sản xuất nôn...